Xin chào các Bác, tôi là Hoàng đến từ Ford Đà Nẵng. Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu những quy định về tốc độ lái xe tại Việt Nam. Hay nói một cách khác là những lưu ý khi chạy quá tốc độ. Ai trong đời thì chả phải vài lần mát chân ga đúng không ạ.
Những điều kiện cần thiết để CSGT được phép bắn tốc độ
Ngoài những việc như là thiết bị để bắn tốc độ phải đạt chuẩn. Phải có tem mác do Bộ Công An cấp để chứng nhận thiết bị này có đủ khả năng để lưu hành và xử lý lỗi. Nếu không có những tem mác này thì coi như những thiết bị này không hợp lệ. Và khi bằng chứng đưa ra để xử phạt thì sẽ không thuyết phục.
Thêm nữa là vấn đề mà cảnh sát giao thông được mặt thường phục. Được mặt dân phục hay ngụy trang để bắn tốc độ. Thi đây là điều mà pháp luật không cấm. Vì vậy, chỉ cần đồng chí cảnh sát giao thông đó có những văn bản chứng minh rằng mình được phân công để làm nhiệm vụ này là được. Ngoài ra, còn một số trường hợp xe bị phạt nguôi thông qua hệ thống Camera. Cách để biết cách xe mình có bị phạt nguôi hay không mời các Bác bấm vào Link để xem hướng dẫn.
Căn cứ pháp lý xử phạt chạy quá tốc độ
Hôm nay, thì tôi muốn nói cụ thể hơn về việc là chạy quá tốc độ. Tất nhiên, việc chạy quá tốc độ là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật giao thông đường bộ năm 2008. Tuy nhiên, chúng ta phải đặt lại câu hỏi rằng chạy quá tốc độ bao nhiêu thì bị xử phạt. Không phải cứ nghiêm cấm thì sẽ có chế tài xử phạt. Hoàng Ford Đà Nẵng sẽ minh chứng cụ thể cho các Bác hiểu hơn. Ví dụ như là tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 46/2016/ NĐ-CP của Chính Phủ. Hay Khoản 3, Điều 6 của Nghị Định này có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô. Phạt tiền từ 600 nghìn đến 800 nghìn đồng. Khi thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định Từ 5 km đến dưới 10 km/h. Hay là xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà mức xử phạt là từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng. Với việc điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 5 km/h đến dưới 10km/h.
Có phải cứ chạy quá tốc độ là bị phạt ?
Có thể thấy rằng là khi chúng ta chạm ngưỡng chạy vượt quá tốc độ là từ 5km/h. Thì mới đủ điều kiện để xử phạt hành chính. Như vậy thì nếu chạy dưới 5km/h. Mặc dù, là vi phạm điều cấm của Luật giao thông đường bộ. Nhưng chưa có chế tài xử phạt. Do đó sẽ không bị xử phạt.
Điều này thì không có nghĩa rằng là khi đoạn đường mà quy định giới hạn tốc độ là 50km/h. Mà các Bác chạy 54 km/h thì các Bác không bị dừng. Cảnh sát giao thông vẫn có thể tuýt còi để các Bác dừng lại. Tuy nhiên, việc dừng ở đây chỉ là để nhắc nhở các Bác thực hiện đúng phạm vi tốc độ cho phép mà thôi. Chứ không có chế tài để xử phạt các Bác. Đây là điều mà chúng ta cần phải lưu ý.
Chế tài xử phạt khi chạy quá tốc độ
Như vậy chúng ta sẽ luôn luôn có một khoảng dôi ra để chúng ta mát chân ga hơn một chút khi mà chúng ta có những vấn đề ví dụ như công việc gấp chẳng hạn. Trong bài viết này thì tôi cũng gởi tới các Bác các mức phạt. Mức phạt ở đây là đối với các xe ô tô và xe máy. Cũng như so sánh giữa Nghị Định 171/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính Phủ và Nghị Định 46/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính Phủ. Vượt quá 5 đến 10km/h thì Hoàng Ford Đà Nẵng đã đề cập rồi.
Ví dụ từ 10 đến 20 km/h thì phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với xe ô tô. Từ 20 đến 35 km/h thì 4 đến 6 triệu. Và trên 35km/h thì 7 đến 8 triệu đồng. Hãy nhớ rằng mức phạt ở đây là đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức thì mức phạt sẽ cao gấp đôi. Đây là nguyên tắt cơ bản mà ai cũng cần phải biết. Tiếp đến là đối với xe máy thì cao nhất cũng chỉ là từ 3 đến 4 triệu đồng đối với cá nhân khi vượt quá 20 km/h.
Dựa trên bảng này thì các bác có thể tham khảo hay là chụp lại màn hình này. Để làm căn cứ sau này, chúng tay không may bị xử phạt thì chúng ta còn biết là đúng hay là sai. Hy vọng rằng bài viết ngắn này sẽ giúp các Bác hiểu rõ hơn quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu các Bác có thời gian rảnh, mời các Bác tham khảo thêm bài viết. Dừng xe sai quy định bị phạt bao nhiêu ? Để có thêm kiến thức khi tham gia giao thông
Nội dung chính